Sunday, May 30, 2021

NHAC LY- NHIP 4/4

 

Trọng âm. Tiết nhịp. Loại nhịp. Ô nhịp. Vạch nhịp. Nhịp lấy đà

1. Trọng âm và tiết nhịp

Trong tiết tấu của tác phẩm âm nhạc, có một số âm được vang lên với cường độ lớn hơn, nổi bật hơn, đó là trọng âm.

Những trường độ có thời gian bằng nhau giữa hai trọng âm nối tiếp, đó là tiết nhịp (còn gọi là nhịp). Trong mỗi nhịp, chỉ có một trọng âm.

Trong nhịp, những trường độ bằng nhau có trọng âm và không có trọng âm, đó là phách. Phách có trọng âm gọi là phách mạnh, phách không có trọng âm gọi là phách mạnh vừa hoặc phách nhẹ.

Cần hiểu về phách và nhịp như sau :

– Phách và nhịp là đơn vị đo trường độ trong âm nhạc.

– Phách là khoảng thời gian trôi qua giữa hai tiếng gõ liền kề.

– Nhịp là khoảng thời gian trôi qua giữa hai phách mạnh liền kề.

– Độ dài của phách và nhịp thay đổi tuỳ thuộc vào tốc độ của từng bản nhạc.

2. Loại nhịp và vạch nhịp

Loại nhịp được kí hiệu bằng số chỉ nhịp. Số chỉ nhịp được đặt sau khoá nhạc và hoá biểu (nếu có). Số chỉ nhịp gồm hai chữ số, số bên trên chỉ số phách có trong mỗi nhịp, số bên dưới chỉ trường độ mỗi phách bằng một phần mấy của nốt tròn.

Một số loại nhịp thường gặp :

– Nhịp hai bốn: Nhịp hai bốn có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen (nốt đen có trường độ bằng một phần tư nốt tròn). Nhịp hai bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. Ví dụ :

Image result for nhịp 2/4

-Nhịp ba bốn : Nhịp ba bốn có ba phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp ba bốn có phách 1 là phách mạnh, phách 2 và 3 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 3/4

-Nhịp bốn bốn (còn được viết là C) : Nhịp bốn bốn có bốn phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt đen. Nhịp 4 có phách 1 là phách mạnh, phách 3 là phách mạnh vừa, phách 2 và 4 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 4/4

– Nhịp sáu tám : Nhịp sáu tám có sáu phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt móc đơn. Nhịp sáu tám có phách 1 là phách mạnh, phách 4 là phách mạnh vừa, còn lại là phách nhẹ.

Image result for nhịp 6/8

– Nhịp hai hai (còn được viết là C) : Nhịp hai hai có hai phách, mỗi phách có trường độ bằng một nốt trắng (nốt trắng có trường độ bằng một phần hai của nốt tròn). Nhịp có phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ.

Image result for nhịp 2/2

Vạch nhịp

Trên khuông nhạc, nhịp có thể được gọi là ô nhịp. Các ô nhịp được phân cách nhau bằng những vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp (hoặc gạch nhịp). Những nốt nhạc nằm sát sau vạch nhịp bao giờ cũng là phách mạnh.

Trong bản nhạc còn sử dụng hai vạch nhịp đứng sát nhau, gọi là vạch kép (hoặc vạch nhịp đôi). Vạch kép có hai loại.

– Vạch kép có hai nét không tô đậm, dùng trong các trường hợp :

+ Thay đổi nhịp

+ Thay đối khoá.
+ Ngăn cách các quãng, hợp âm.
+ Chuyển sang đoạn nhạc mới.

– Vạch kép có một nét tô đậm, dùng trong các trường hợp :

+ Đi cùng dấu nhắc lại hoặc dấu hồi.

+ Kết thúc tác phẩm.

3. Nhịp lấy đà

Nhịp mở đầu của bản nhạc không đủ số phách theo quy định của số chỉ nhịp, gọi là nhịp lấy đà.

Một số cách trình bày bản nhạc có nhịp lấy đà :

– Bản nhạc có nhịp lấy đà thì nhịp kết thúc sẽ không đủ số phách, tổng số phách ở nhịp lấy đà và nhịp kết thúc sẽ bằng một nhịp đầy đủ.

– Thêm dấu lặng vào nhịp mở đầu, hình thức là nhịp đủ số phách nhưng thực chất là nhịp lấy đà.

– Nhiều tác phẩm (đặc biệt là ca khúc) có nhịp lấy đà nhưng nhịp kết thúc vẫn đủ trường độ. Trong bản nhạc, nhịp duy nhất có thể thiếu trường độ, đó là nhịp mở đầu.

Image result for ô nhịp lấy đà

Quảng cáo
REPORT THIS AD

Trả lời

Hợp âm là gì ? Hợp âm được Cấu tạo Như thế nào ?

 

 Phần lớn chúng ta sử dụng hợp âm trong đệm hát hằng ngày tuy nhiên lại không hiểu rõ hợp âm là gì và nó được cấu tạo ra làm sao, tại sao lại có hợp âm ?
   Trong bài viết này GuitarShare sẽ giải thích một cách đơn giản nhất có thể để các bạn có thể hiểu được hợp âm thực chất là "cái gì" !


   Phần lớn chúng ta sử dụng hợp âm trong đệm hát hằng ngày tuy nhiên lại không hiểu rõ hợp âm là gì và nó được cấu tạo ra làm sao, tại sao lại có hợp âm ?
   Trong bài viết này GuitarShare sẽ giải thích một cách đơn giản nhất có thể để các bạn có thể hiểu được hợp âm thực chất là "cái gì" !




Hợp âm là gì?
   Hợp âm là thành phần chính để tạo ra nhạc nền cho giai điệu chính hay là nó được sử dụng trong đệm hát. Hợp âm được hình thành từ 2-3-4 hoặc nhiều hơn những nốt nhạc vang lên cùng một thời điểm theo quy luật sáng tác nhất định. Trong trường hợp không có tắc, quy luật thì không được gọi là hợp âm mà chỉ là âm chồng.

   Hợp âm chuẩn là một tổ hợp âm thanh được phối chuẩn, giúp người chơi nhạc nắm bắt các âm sắc chuẩn, từ đó tạo ra những ca khúc có âm thanh nghe hay và đầy cảm xúc.

Cấu thành của Hợp âm
   Trong âm nhạc chúng ta có 7 nốt nhạc chính: Do (C),Rê (D),Mi (E),Fa (F),Sol (G),La (A),Si (G) Hợp âm các ca khúc hay bản nhạc hay được cấu thành dựa trên 7 nốt nhạc này.

Ở sau một chữ cái sẽ có kí tự hoặc chữ cái nhỏ đi kèm (chúng ta sẽ tìm hiểu ở những bài nhạc lý phức tạp hơn phạm vi của bài này)

Công thức cấu tạo nên Hợp âm
   Sẽ có các hợp âm 3 note, 4 note và 5 note. Trong phạm vi bài này thì mình chỉ nói về hợp âm 3 note. Các hợp âm mở rộng chúng ta sẽ nói đến trong bài sau.

   Để cho dễ hiểu thì mình sẽ nói công thức trước sau đó mình lấy ví dụ và giải thích qua một số hợp âm cụ thể.


Công thức cấu tạo hợp âm trưởng: 1     3     5 (từ 1 lên 3 = 2 cung; từ 3 lên 5 = 1.5 cung)
Công thức cấu tạo hợp âm thứ: 1    b3    5 (từ 1 lên 3 = 1.5 cung; từ 3 lên 5 = 2 cung)

   Ghi chú: “1     3     5” là bậc của âm giai, các bạn cứ hiểu đơn giản nó là đánh số theo thứ tự từ âm chủ để chúng ta dễ gọi vị trí của các note ví dụ như:
     - Âm giai Đô trưởng gồm các note C, D, E, F, G, A, B thì bậc 1 là C, bậc 3 là E, bậc 5 là G
     - Hay âm giai Rê trưởng gồm các note: D, E, F#, G, A, B, C# thì bậc 1 là D, bậc 3 là F#, bậc 5 là A.
(tìm hiểu chi tiết hơn về âm giai tại đây: https://www.guitarshare.site/2019/06/am-giai-guitar.html)

Ví dụ 1: Cấu tạo các hợp âm trưởng
Từ công thức trên chúng ta sẽ xét trong âm giai Đô trưởng (C):
C               Dm               Em               F               G               Am          Bo

(Tên của hợp âm gì thì bậc 1 sẽ là note trùng tên. Các hợp âm trong một âm giai được xây dựng như dòng màu đỏ là từ cấu trúc mặc định của âm giai trưởng (1 cung     1     1/2     1     1     1     1/2).)

Cấu tạo hợp âm C trưởng: bậc 1 là C – bậc 3 là E – bậc 5 là G ta có được cách bấm hợp âm C trưởng như hình 1.
Cấu tạo Hợp âm F trưởng: bậc 1 là F – bậc 3 là A – bậc 5 – C.
Tương tự với hợp âm G trưởng.
Hình 1: Cấu tạo hợp âm C,F,G

Ví dụ 2: Cấu tạo các hợp âm Thứ
Cấu tạo hợp âm Am: bậc 1 là A – bậc 3 là C – bậc 5 là E ta có được cách bấm hợp âm Am như hình 2. 
Cấu tạo Hợp âm Dm: bậc 1 là D – bậc 3 là F – bậc 5 là A. 
Tương tự với hợp âm Em.

Trên là bài chia sẻ về Hợp âm, Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình chơi đàn !
Tìm hiểu thêm Cách Xác địch hợp âm cho bài hát: https://www.guitarshare.site/2019/07/xac-inh-hop-am-chu-cho-bai-hat-nao.html





DAT HOP AM vao ban nhac

 


   Ở bài viết này GuitarShare sẽ chia sẻ đến các bạn cách đơn giản và những mẹo vô cùng hữu ích giúp bạn dễ dàng đặt hợp âm cho một bài hát nào đó hoặc bài hát do chính bạn sáng tác. Thật tuyệt đúng không, vậy thì cùng bắt đầu thôi

1. Kiến thức cần nắm:

   Để có thể đặt được hợp âm thì bạn cần phải nắm được kiến thức về Gam, và để tránh cho bài viết này quá dài thì GuitarShare đã tách nó sang 1 bài viết khác, các bạn xem bài viết trước khi tìm hiểu tiếp tục nhé: Gam là gì? Nhận biết gam của một bài hát (Nó cũng đơn giản và dễ hiểu thôi, yên tâm ^.^)

2. Xác định hợp âm và bộ hợp âm của gam:

  Khi các bạn đã xác định được gam chủ của một bài hát bất kì thì các bạn sẽ xác định được bộ hợp âm của gam tức là các hợp âm sẽ được sử dụng trong gam đó để đặt vào ca khúc. Đây là phần hết sức quan trọng giúp cho các bạn mới học nhạc lý cơ bản hoặc học đàn guitar cơ bản có thể tự do đệm hát được bất kỳ bài nào mà mình yêu thích.

   Vì đây là phần nhạc lý cơ bản nên mình chỉ giới thiệu các bạn 6 hợp âm cơ bản của bộ hợp âm trong gam thôi. Trong một gam bất kỳ thì cấu tạo của nó gồm 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản thôi ( Nếu bạn nào chưa rõ có thể xem lại bài cấu tạo của gam) để khi để khi các bạn biết được bài hát đó chơi trên gam gì rồi thì các bạn chỉ cần chơi trên 6 hợp âm đó thôi.

Nhưng để đi vào vấn đề trên thì trước hết mình sẽ giới thiệu đến các bạn quy tắc của hợp âm trong bộ hợp âm được hình thành như thế nào từ đó đi đến việc áp dụng quy tắc hợp âm , bộ hợp âm vào bản nhạc được dễ dàng nhất.

Khi các bạn biết được gam chủ trong một bài hát thì chúng ta sẽ tiến hành đi tìm bộ hợp âm của gam đó để đạt vào bài hát. Vậy làm sao để tìm được bộ hợp âm đó là gì? Các bạn cùng theo dõi cách hình thành dưới đây nhé:

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ về gam Rê trường (D): Gam này bao gồm các nốt: D: D E F# G A B C#. Đây là bảy nốt chính cấu tạo nên gam Rê Trưởng. Và từ 7 nốt chính này các bạn sẽ xác định được bộ hợp âm tương ứng. Các bạn đi lần lượt từ trái qua phải với mỗi nốt ta tiến hành xây dựng hợp âm của nốt đó theo quy tắc hình thành hợp âm ở bài trước . Như vậy ta có hình thành được bộ hợp âm tương ứng của gam. Các bạn xem hình dưới đây để hiểu rõ hơn về quy tắc này:
Bạn nào vẫn chưa hiểu quy tắc trên thì có thể xem lại bài quy tắc tạo thành hợp âm nhé. (Hợp âm là gì ? Hợp âm được Cấu tạo Như thế nào ?)
Như vậy với gam Rê trưởng các bạn đã có thể xác định được 6 hợp âm cơ bản tạo thành bộ hợp âm gam Rê Trưởng. Như vậy khi đệm bất kỳ bài hát nào đó mà gam chủ là gam Rê trường thì bạn chỉ cần sử dụng 1 trong 6 hợp âm này là ok rồi!

Như vậy mình đã hướng dẫn xong cho các bạn làm sao để xác đinh được bộ hợp âm trong một gam. Ở bài sau mình sẽ hướng dẫn các bạn quy tắc xác định hợp âm theo quy tắc 1 -4 -5.

3. Cách xác định hợp âm trong một bản nhạc:

 Khái niệm chính của hợp âm là gì?
Một hợp âm cơ bản bao gồm 3 âm: âm quảng 1, âm quảng 3 và âm quảng 5. Hay nói cách khác hợp âm là một tập hợp gồm 3 nốt theo thứ tự quảng 1, quảng 3 và quảng 5.

Vậy để đi vào tìm hiểu nốt quảng 1 là gì? Nốt quảng 3 là gì? Nốt quảng 5 là gì? Thì trước hết mình sẽ nhắc lại cho các bạn thứ tự các nốt nhạc:
Ký hiêu: –C—– D—- E —-F—- G —–A—- B
Tên gọi: <Đô>

Như vậy nốt quảng 1 của một hợp âm chính là tên của hợp âm đó. Ví dụ như:

Hợp âm Đô Trưởng(C)

Nốt quảng 1 của nó chính là nốt Đô. Nốt quảng 3 chính là nốt đứng vị trí thứ 3 từ nốt đầu tiên chính là nốt Mi. Nốt quảng 5 chính là nốt đứng vị trí thứ 5 từ nốt đầu tiên chính là nốt Sol. Đó chính là 3 nốt cơ bản của hợp âm Đô Trưởng. Tuy nhiên 3 nốt đó sẽ có nốt thăng hoặc nốt giáng tùy từng hợp âm.

Hợp âm thì có 2 loại chính đó là hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Cấu tạo của hợp âm thì tuân theo quy tắc sau:


   Ở bài viết này GuitarShare sẽ chia sẻ đến các bạn cách đơn giản và những mẹo vô cùng hữu ích giúp bạn dễ dàng đặt hợp âm cho một bài hát nào đó hoặc bài hát do chính bạn sáng tác. Thật tuyệt đúng không, vậy thì cùng bắt đầu thôi

1. Kiến thức cần nắm:

   Để có thể đặt được hợp âm thì bạn cần phải nắm được kiến thức về Gam, và để tránh cho bài viết này quá dài thì GuitarShare đã tách nó sang 1 bài viết khác, các bạn xem bài viết trước khi tìm hiểu tiếp tục nhé: Gam là gì? Nhận biết gam của một bài hát (Nó cũng đơn giản và dễ hiểu thôi, yên tâm ^.^)

2. Xác định hợp âm và bộ hợp âm của gam:

  Khi các bạn đã xác định được gam chủ của một bài hát bất kì thì các bạn sẽ xác định được bộ hợp âm của gam tức là các hợp âm sẽ được sử dụng trong gam đó để đặt vào ca khúc. Đây là phần hết sức quan trọng giúp cho các bạn mới học nhạc lý cơ bản hoặc học đàn guitar cơ bản có thể tự do đệm hát được bất kỳ bài nào mà mình yêu thích.

   Vì đây là phần nhạc lý cơ bản nên mình chỉ giới thiệu các bạn 6 hợp âm cơ bản của bộ hợp âm trong gam thôi. Trong một gam bất kỳ thì cấu tạo của nó gồm 7 nốt và 6 hợp âm cơ bản thôi ( Nếu bạn nào chưa rõ có thể xem lại bài cấu tạo của gam) để khi để khi các bạn biết được bài hát đó chơi trên gam gì rồi thì các bạn chỉ cần chơi trên 6 hợp âm đó thôi.

Nhưng để đi vào vấn đề trên thì trước hết mình sẽ giới thiệu đến các bạn quy tắc của hợp âm trong bộ hợp âm được hình thành như thế nào từ đó đi đến việc áp dụng quy tắc hợp âm , bộ hợp âm vào bản nhạc được dễ dàng nhất.

Khi các bạn biết được gam chủ trong một bài hát thì chúng ta sẽ tiến hành đi tìm bộ hợp âm của gam đó để đạt vào bài hát. Vậy làm sao để tìm được bộ hợp âm đó là gì? Các bạn cùng theo dõi cách hình thành dưới đây nhé:

Ở đây mình sẽ lấy ví dụ về gam Rê trường (D): Gam này bao gồm các nốt: D: D E F# G A B C#. Đây là bảy nốt chính cấu tạo nên gam Rê Trưởng. Và từ 7 nốt chính này các bạn sẽ xác định được bộ hợp âm tương ứng. Các bạn đi lần lượt từ trái qua phải với mỗi nốt ta tiến hành xây dựng hợp âm của nốt đó theo quy tắc hình thành hợp âm ở bài trước . Như vậy ta có hình thành được bộ hợp âm tương ứng của gam. Các bạn xem hình dưới đây để hiểu rõ hơn về quy tắc này:
Bạn nào vẫn chưa hiểu quy tắc trên thì có thể xem lại bài quy tắc tạo thành hợp âm nhé. (Hợp âm là gì ? Hợp âm được Cấu tạo Như thế nào ?)
Như vậy với gam Rê trưởng các bạn đã có thể xác định được 6 hợp âm cơ bản tạo thành bộ hợp âm gam Rê Trưởng. Như vậy khi đệm bất kỳ bài hát nào đó mà gam chủ là gam Rê trường thì bạn chỉ cần sử dụng 1 trong 6 hợp âm này là ok rồi!

Như vậy mình đã hướng dẫn xong cho các bạn làm sao để xác đinh được bộ hợp âm trong một gam. Ở bài sau mình sẽ hướng dẫn các bạn quy tắc xác định hợp âm theo quy tắc 1 -4 -5.

3. Cách xác định hợp âm trong một bản nhạc:

 Khái niệm chính của hợp âm là gì?
Một hợp âm cơ bản bao gồm 3 âm: âm quảng 1, âm quảng 3 và âm quảng 5. Hay nói cách khác hợp âm là một tập hợp gồm 3 nốt theo thứ tự quảng 1, quảng 3 và quảng 5.

Vậy để đi vào tìm hiểu nốt quảng 1 là gì? Nốt quảng 3 là gì? Nốt quảng 5 là gì? Thì trước hết mình sẽ nhắc lại cho các bạn thứ tự các nốt nhạc:
Ký hiêu: –C—– D—- E —-F—- G —–A—- B
Tên gọi: <Đô>

Như vậy nốt quảng 1 của một hợp âm chính là tên của hợp âm đó. Ví dụ như:

Hợp âm Đô Trưởng(C)

Nốt quảng 1 của nó chính là nốt Đô. Nốt quảng 3 chính là nốt đứng vị trí thứ 3 từ nốt đầu tiên chính là nốt Mi. Nốt quảng 5 chính là nốt đứng vị trí thứ 5 từ nốt đầu tiên chính là nốt Sol. Đó chính là 3 nốt cơ bản của hợp âm Đô Trưởng. Tuy nhiên 3 nốt đó sẽ có nốt thăng hoặc nốt giáng tùy từng hợp âm.

Hợp âm thì có 2 loại chính đó là hợp âm trưởng và hợp âm thứ. Cấu tạo của hợp âm thì tuân theo quy tắc sau:

Đối với hợp âm trưởng thì khoảng cách từ nốt quảng 1 đến nốt quảng 3 là 2 cung. Khoảng cách từ nốt quảng 3 đến nốt quảng 5 là 1,5 cung. Các bạn có thể xem hình dưới đây:
Đối với hợp âm thứ thì khoảng cách từ nốt quảng 1 đến nốt quảng 3 là 1.5 cung. Khoảng cách từ nốt quảng 3 đến nốt quảng 5 là 2 cung. Các bạn có thể xem hình dưới đây:
Và sau đây mình sẽ đưa ra ví dụ cho các bạn hiểu thêm nhé:

Ví dụ hợp âm La thứ (Am):

Hơp âm Am gồm 3 nốt : Nốt quảng 1 của nó sẽ là La(A), Nốt quảng 3 là nốt Đô(C), nốt quảng 5 là nốt Mi(E). Đây là 3 nốt cơ bản của hợp âm Am. Bây giờ ta sẽ dựa vào quy tắc hợp âm thứ để xác định dấu thăng và dấu giáng cho các nốt trong hợp âm.

Ta có từ quảng 1 đến quảng 3 cách nhau là 1.5 cung vậy ta có từ La(A) tăng thêm 1.5 cung ta được nốt Đô(C). Ta có từ quảng 3 đến quảng 5 cách nhau 2 cung. Vậy từ nốt Đô ta thêm 2 cung thì được nốt Mi(E) . Như vậy nếu bạn nào vẫn chưa biết tại sao lên 1.5 hay 2 cung mà được những nốt như vậy thì các bản có thể xem lại bài trên nhé!

Như vậy hợp âm La thứ (Am): bao gồm 3 nốt La(A), nốt Đô(C), nốt Mi(E). Am: A C E.

* Quy tắc đặt hợp âm cho một bản:

Đặt hợp âm cho nốt nhạc chính cho mỗi ô nhịp (là những nốt có độ dài dài nhất). Sau đó chúng ta tiến hành lập bộ hợp âm cho nốt đó( 3 hợp âm) và điều tất nhiên là 3 hơp âm đó phải nằm trong bộ hợp âm của gam chủ mà mình mới xác định. Sau đó chúng ta tiến hành chọn lại 1 trong 3 hợp âm vừa tạo để đặt vào ô nhịp trong bản nhạc theo tiêu chí sau:

+ Ưu tiên hợp âm của gam chủ. Chẳng hạn như bài hát chơi trên gam đô trưởng thì hợp âm đô trưởng sẽ ưu tiên xuất hiện nhiều hơn.
+ Bài hát nào chơi trên trưởng thì bộ ba hợp âm của trưởng sẽ ưu tiên xuất hiện nhiều hơn là thứ.
+ Ưu tiên những hợp âm nào có số nốt nhiều. Có nghĩa là số lần lặp lại của nốt đó trong 1 ô nhịp là nhiều nhất.Và như vậy để áp dụng được các quy tắc trên vào việc đặt hợp âm thì chúng ta cần biết thêm độ dài các nốt như thế nào nhé. Thông thường trong một bản nhạc gồm:
Như vậy: 1 nốt tròn = 2 nốt trắng = 4 nốt đen = 8 nốt móc đơn = 16 nốt móc kép = 32 nốt móc tam = 64 nốt móc tứ.

Bây giờ các bạn chỉ việc đặt hợp âm tương ứng vào từng ô nhịp trong bản nhạc như thế chúng ta đã có hợp âm đầy đủ cho một bản nhạc và tư do thể hiện những gì mình thích.

THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ QUẢNG ĐÀ