Sunday, May 16, 2021

NHAC LY CO BAN

 https://sites.google.com/site/pcdinh/Home/music/guitar/nhac-ly-co-ban


Nhạc lý cơ bản

Các nốt nhạc trong khuông

 Các nốt nhạc cơ bản trong bản nhạc từ thấp đến cao sẽ là Đồ - Rê – Mi – Fa – Son – La – Xi - Đố, ký hiệu là C – D – E – F – G – A – B (cái này hình như đã nói ở trên) Độ cao thấp giữa các nốt là hoàn toàn khác nhau. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu về "cung". Cung là đơn vị (nôm na thôi) dùng để xác định độ cao giữa các nốt. Nếu ký hiệu dấu "+" là 1 cung, dấu "-" là nửa cung thì khoảng cách giữa các nốt cơ bản trong bản nhạc là như sau:
C + D + E – F + G + A + B – C
Có nghĩa là " Rê cách Đồ 1 cung, Mi cách Rê 1 cung, Fa cách Mi nửa cung, Son cách Fa 1 cung, La cách Son 1 cung, Xi cách Son 1 cung, Đố ( ở quãng 8 tiếp theo ) cách Xi nửa cung.
1 cung được xác định trên ghita ta chính là 2 phím không liên tục ( tức là ở giữa có 1 phím khác ), từ cách nói trên thì nửa cung chính là 2 phím liền nhau.
Có thể hiểu là như sau:
VD Dây G (Son) là dây thứ 4 từ trên xuống theo cách cầm đàn, Theo trên thì Son cách La 1 cung, vậy bấm vào phím đầu tiên của dây G và đánh ta sẽ được G# (Son thăng), bấm tiếp phím thứ 2 và đánh ta sẽ được La ( A )
Dây B (Xi) là dây thứ 5 từ trên xuống theo cách cầm đàn, theo trên thì Xi cách Đô (ở quãng 8 tiếp theo) nửa cung, vì vậy bấm phím đầu tiên của dây B và đánh ta sẽ được Đô.
Nói như thế chắc mọi người cũng dễ hiểu. Còn về cách ký hiệu các nốt trên khuông nhạc thì từ bé đến giờ ai trong chúng ta cũng đã được học qua rồi (Từ lớp 2 hay 1 không nhớ) nên mìng sẽ không nói đến nữa.

Các ký hiệu khác

1) Nhịp

Trước tiên để nói về các nốt trong 1 bài hát hay tab thì chúng ta cần phải tìm hiểu qua về khái niệm nhịp. Đây là khái niệm rất quan trọng mà mỗi chúng ta muốn đánh được 1 bài hát nào đấy đều phải biết được nhịp của nó, cảm nhận được nhịp sẽ giúp chúng ta đánh thành công bài hát đó.
Chắc trong chúng ta ai cũng biết cái bài hát " Bà ơi bà cháu yêu bà lắm…." chứ ? (Nói thế thôi mình cũng quên mất bài đấy tên gì rồi ) Bây giờ vừa hát lại bài hát ấy vừa nhịp chân đều đặn, bắt đầu nhịp cùng lúc với hát "Bà ơi bà cháu yêu bà lắm…" Nếu bạn nhịp được 1 cách tự nhiên và đều đặn thì sẽ nhận thấy rằng những cái nhịp chân của mình rơi vào những từ "Bà, yêu, lắm…"
Đó chính là "một cái nhịp chân" có nghĩa là 1 nốt đen.
Còn những từ "ơi, cháu. Bà.." ở khoảng giữa mỗi nhịp ấy, gọi là 1 phách. GIờ nếu chúng ta nhịp chân nhanh hơn, 1 cái mạnh 1 cái nhẹ thì nhứng cái nhịp mạnh sẽ là những từ "Bà, yêu, lắm…", còn những cái nhịp nhẹ sẽ rơi vào những từ "ơi, cháu. Bà.." Đó là 1 VD về nhịp và phách.

2) Nhịp 2/4, 3/4, 4/4...

Khi nhìn vào bản nhạc in, ta sẽ thấy ở ngay đầu khuông nhạc đầu tiên bao giờ cũng có một cái phân số 2/4, 3/4, 4/4, 6/8... hoặc một cái chữ giống như chữ "C" ... chữ "C" cũng tương đương với 4/4, còn các "phân số" thì ý nghĩa như sau:
Theo bài tập nhịp chân mà chúng ta vừa làm, thì khoảng kéo dài từ một "nhịp mạnh" cho đến "nhịp mạnh" tiếp theo sẽ gọi là một "nhịp". Còn mỗi nhịp mạnh hoặc nhịp nhẹ trong một nhịp như vậy sẽ gọi là một "phách". 
Theo cách ghi "phân số" thì "tử số" bằng với số phách trong một nhịp. Còn mẫu số thì là số dùng để xác định trường độ (là thời gian "ngân dài") mỗi phách, theo công thức "trường độ mỗi phách = trường độ nốt tròn chia cho mẫu số". Ví dụ bài "Bà ơi bà…" ở trên, bài này theo nhịp 2/4, tương tự ta có nhịp 3/4, nhịp 4/4... 

3) Nốt đen

Một nốt nhạc kéo dài "một cái nhịp chân" như chúng ta vừa làm ở trên tính là một nốt đen. Trên bản nhạc là một "hột" đen có một cái "cần" chổng lên hoặc chổng xuống. 

4) Nốt tròn 

Một nốt nhạc kéo dài "bốn cái nhịp chân" thì tính là một nốt tròn. Theo cách "cảm nhận nhịp" như vừa làm thì chúng ta bắt đầu từ nốt đen tại vì nó đúng bằng một cái nhịp chân. Còn theo cách đặt tên, thì người ta bắt đầu từ nốt tròn, gọi nốt tròn là "nốt", còn nốt đen bằng một phần tư nốt tròn nên gọi là "nốt một phần tư". Trên bản nhạc, nốt tròn là một hột trắng, nhưng chỉ là hột không, không có bất kỳ một cái cần nào. 

5) Nốt trắng

Đến đây chúng ta đã hình dung được là một nốt đen là nốt "ngân dài" bằng một nhịp chân "thông thường", và để cho dễ tiếp cận, ta hãy coi đây như là "một đơn vị đo nhịp". Tương tự như một đơn vị của hệ thập phân là "một". Cũng như ở hệ thập phân, chúng ta không biểu diễn hai lần một là "một và một" mà là "hai", thì ở đây, chúng ta cũng không thể hiện một nốt "ngân dài" bằng hai lần nốt đen bằng cách viết 02 nốt đen mà dùng một "nốt trắng" (hay nốt một nửa – vì "ngân dài" bằng nửa nốt tròn). Nếu nốt đen là "một" thì nốt trắng là "hai". Trong bản nhạc in nốt trắng được "vẽ" bằng một hột trắng và cũng có cần chổng lên hoặc chổng xuống.

6) Nốt móc đơn 

Nếu nốt đen của chúng ta giống như là "một" thì nốt móc đơn là "một phần hai". Nốt móc đơn "ngân dài" bằng nửa nốt đen tức là "ngân dài" bằng một phần tám nốt tròn, nên còn gọi là nốt một phần tám. Trên bản nhạc in, nốt móc đơn được "vẽ" bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đầu cái cần có một cái "ngoằng" hoặc một gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.

7) Nốt móc kép

Nếu nốt móc đơn là một phần hai thì móc kép là "một phần tư". Nốt móc kép "ngân dài" bằng nửa nốt móc đơn, bằng một phần tư nốt đen, và bằng một phần mười sáu nốt tròn, cho nên còn gọi là nốt một phần mười sáu. Trên bản nhạc in, nốt móc kép được "vẽ" bằng một hột đen có một cái cần chổng lên hoặc chổng xuống, ở đuôi cái cần có hai cái "ngoằng" hoặc hai cái gạch ngang nối với cần của một (hoặc hai) nốt lân cận.

8) Nốt móc... cao hơn 

Ở ví dụ đếm nhịp chân trên, ta đã thấy nốt móc kép đã là "nhanh" lắm rồi, tuy nhiên, nếu cần thiết, thì tùy nhu cầu thể hiện có thể sử dụng cả những nốt "nhanh" hơn nữa là nốt móc ba (ba ngoằng hoặc ba gạch ở đuôi) "ngân dài" bằng nửa nốt móc kép, hay nốt móc bốn (bốn ngoằng hoặc bốn gạch) "ngân dài" bằng một phần tư nốt móc kép. Còn những nốt "nhanh" hơn nữa, nếu có nghe thấy đi nữa, chắc là cũng không thể nào mà phân biệt được. 

9) Chấm dôi 

Để làm cho guitar của chúng ta kêu được một nốt, ta phải bấm một phím trên đàn (hoặc chọn một dây buông), gảy dây đang bấm (hoặc dây buông đã chọn), dây đàn sẽ bắt đầu kêu. Dây đàn sẽ kêu cho đến khi (một cách tự nhiên) tự "hết hơi", tức là cho đến khi dây không còn dao động nữa, hoặc cho đến khi (một cách nhân tạo) ta nhấc ngón bấm lên (hoặc lấy tay chặn nó lại). Dùng cơ chế như trên, và theo cách nhịp chân, chúng ta đã có thể chơi các nốt móc kép, móc đơn, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn. Tuy nhiên, vẫn có những nốt "ngân dài" một khoảng lửng lơ ở giữa các nốt mà ta đã biết. Ví dụ, bây giờ nhạc sĩ muốn thể hiện một nốt "ngân dài" ba phách, tức là ba nốt đen liên tiếp, hoặc một nốt trắng một nốt đen, hoặc một nốt đen một nốt trắng... Dấu "chấm dôi" sẽ được sử dụng trong trường hợp này. Dấu này được sử dụng để thể hiện những cái nốt có độ dài "một rưỡi" kiểu như ở ví dụ trên. Đặt dấu chấm dôi (có hình dạng như một dấu chấm câu thông thường) ngay sau một nốt nhạc (ngang hàng với cái hột), sẽ được một nốt "ngân dài" gấp rưỡi nốt nhạc ấy. Trong trường hợp ví dụ một nốt "ngân dài" ba phách của chúng ta, chỉ cần "vẽ" một nốt trắng với một dấu chấm ngay đằng sau, ngang hàng với cái hột. 

10) Dấu lặng (Nốt câm)

Nốt "câm" cũng là một nốt nhưng mà không kêu, được gọi là dấu "lặng".Dấu lặng là dấu hiểu nôm na là dừng giữa 1 đoạn nhạc, không đánh nữa. Nốt nhạc có bao nhiêu kiểu "ngân dài" thì dấu lặng cũng có đủ bấy nhiêu kiểu "im lặng ".Trên bản nhạc in, những gì hay nằm cùng "khu vực" với các nốt nhạc nhưng không phải là chấm dôi hay dấu nối thì nói chung đều là dấu lặng. Hột vuông nho nhỏ bị đè dưới dòng kẻ giữa khuông nhạc là lặng bốn phách, cũng hột đấy mà cưỡi được lên trên dòng kẻ này là lặng hai phách, con giun loằng ngoằng ngăn ngắn beo béo (nhớ phân biệt với một con khác cũng loằng ngoằng nhưng dài mà không béo – đấy là thứ khác) nằm theo chiều dọc là lặng đen một phách, hơi giống số bảy là lặng đơn nửa phách, còn những thứ trông như bàn chải đánh răng thì tùy vào số "lông" bàn trải mà tính phách, hai lông thì chia đôi lặng đơn, ba lông thì chia bốn...
Chơi dấu lặng trên guitar thì hoặc là dùng tay phải chặn nhẹ vào cái dây đang kêu, hoặc là hơi nhấc ngón tay trái đang bấm cái nối đang cần "lặng", sao cho ngón này vẫn còn chạm vào dây (hơi chạm vào thôi, không phải là nhấc lên rồi lại bấm lại )

TAB – GAM

A-TAB

 Như đã nói ở trên thì TAB là 1 thứ rất quan trọng để thể hiện 1 đoạn nhạc hay cả 1 bài nhạc cho ghita là không cần phải viết cả khuông nhạc và nốt nhạc. Có thể nói rằng tab là một cái hệ thống thể hiện khác giành cho đàn guitar. Trong phần A này mình sẽ giới thiệu về các loại TAB thường được ghi và cách đọc chúng cho mọi người có thể hiểu rõ về nó, từ đó có thể đánh được 1 bản nhạc qua TAB.
1 Các cách viết:
TAB được ghi theo rất nhiều kiểu nhưng để thể hiện toàn đoạn nhạc 1 cách đầy đủ nhất thì cách 1 được sử dụng rộng rãi nhất.
Cách 1: 

e||-----------------------------------------||
B||-----------------------------------------||
G||-----------------------------------------||
D||-----------------------------------------||
A||-----------------------------------------||
E||-----------------------------------------||

VD:
e||---0----0----0----0-|--0----0----0----0--||
B||---0----0----0----0-|--1----1----1----1--||
G||---0----0----0----0-|--0----0----0----0--||
D||---2----2----2----2-|--2----2----2----2--||
A||---2----2----2----2-|--3----3----3----3--||
E||---0----0----0----0-|--------------------||


e||--------------------------5(2)--------------------------|
B||----------------------5(2)----5(2)----------------------|
G||------------------6(3)------------6(3)------------------|
D||--------------7(4)--------------------7(4)--------------|
A||-----4(1)-7(4)----------------------------7(4)-4(1)-----|
E||-5(2)----------------------------------------------5(2)-|

Ở trên thì bản TAB được viết theo chiều ngang nên thuận lợi cho viêc người xem hình dung ra việc mình cần phải đánh như thể nào dễ hơn.

Cách 2:
EADGBe
||||||
||||||
||||||
||||||
|....|

VD:
EADGBe
||||1|
||2|||
|3||||
||||||
|....|

EADGBe
|1||||
2|||22
|||3||
|44|||
|....|



Ở trên thì bản TAB lại được viết theo chiều dọc, khó khăn hơn cho việc người xem phải hình dung ra việc mình cần phải đánh như thế nào, hơn nữa khả năng thể hiện của nó hạn chế hơn cách 1 nhiều.
Còn đây là 1 biến thể khác của cách 2:
EADGBe 
|||||| 
|**||| 
||||||
|||||| 


2 Cách đọc TAB:
VD như đoạn nhạc dưới đây:
e||--------------------------5(2)--------------------------|
B||----------------------5(2)----5(2)----------------------|
G||------------------6(3)------------6(3)------------------|
D||--------------7(4)--------------------7(4)--------------|
A||-----4(1)-7(4)----------------------------7(4)-4(1)-----|
E||-5(2)----------------------------------------------5(2)-|

Ở đây thì chữ số không ở trong ngoặc đơn chỉ phím mà ta cần bấm, còn chữ số trong ngoặc đơn chỉ ngón tay trái dùng để bấm dây, quy ước là ngón trỏ số (1), ngón giữa (2), ngón đeo nhẫn (3), ngón út (4). ( Thường thì các bản Tab mà ta kiếm được trên mạng thường không có phần chữ số trong ngoặc đơn, lúc này thì cần phải dựa vào quy luật “bấm theo thứ tự từ trên xuống" mà đánh)
Cách đọc này được áp dụng cho cả cách 1 và 2.
Biến thể của cách 2 đọc như sau: Các dấu * có nghĩa là những dây cần bấm. 
EADGBe 
|||||| 
|**||| 
||||||
|||||| 


Theo cách trên thì thể hiện biến thể của cách 2 bằng cách 1 như sau:
e||-----------------||
B||-----------------||
G||-----------------||
D||-- 2 ------------||
A||-- 2 ------------||
E||-----------------||

Vậy là xong phần tìm hiểu về TAB, rất dễ hiểu phải không?

B - Gam

1 Giới thiệu về Gam:
Gam (hay còn gọi là hợp âm) là 1 tổ hợp các nốt mà khi được bấm cùng 1 lúc sẽ tạo nên âm thanh đặc trưng cho 1 âm chủ hoặc thứ nào đó. Ký hiệu Gam giống ký hiệu các nốt nhạc :
C D E F G A B
-Ký hiệu của Gam trưởng y hệt như trên.
Những hợp âm trưởng thường tạo sắc thái vui tươi, thanh thoát
-Ký hiệu Gam thứ thêm chữ “ m “ vào đằng sau:
Cm Dm Em Fm Gm Am Bm
Những hợp âm thứ thường tạo sắc thái buồn bã, trầm lắng
-Ký hiệu Gam 7 thêm số “7" vào đằng sau:
C7 D7 E7 F7 G7 A7 B7
Những hợp âm 7 thường tạo sắc thái ngang, vênh so với hợp âm trưởng.
-Ký hiệu Gam thăng thêm dấu “#" vào đằng sau:
C# D# E# F# G# A# B#
-Ký hiệu Gam giáng thêm chữ “b" vào đằng sau:
Cb Db Eb Fb Gb Ab Bb
Trên là những ký hiệu Gam cơ bản mà khi đánh chúng ta rất hay gặp phải. Còn rất nhiều loại khác như Gam 6, Gam thứ 7 , Gam thăng thứ …. mình không tiện viết ra. Tốt nhất mọi người nên tìm 1 quyển sách nào đó có in tất cả các hợp âm của ghita để tập.

2 Một số gam cơ bản
Đô trưởng ( ký hiệu C)


Đô thứ ( ký hiệu Cm)


Rê trưởng ( ký hiệu D )


Rê thứ ( ký hiệu Dm )


Mi trưởng ( ký hiệu E )


Mi thứ ( ký hiệu Em )


Fa trưởng ( ký hiệu F )


Fa thứ (ký hiệu Fm)


Son trưởng (ký hiệu G)


Son thứ (ký hiệu Gm)


La trưởng (ký hiệu A)


La thứ (ký hiệu Am)


Si trưởng (ký hiệu B)


Si thứ (ký hiệu Bm)


3 Cách bấm những Gam cơ bản

C, Cm: Đánh cùng lúc 5 dây A - D - G - B - e
D, Dm: Đánh cùng lúc 4 dây D - G - B - e
E, Em: Đánh cùng lúc cả 6 dây
F, Fm: Đánh cùng lúc cả 6 dây
G, Gm: Đánh cùng lúc cả 6 dây
A, Am: Đánh cùng lúc 5 dây A - D - G - B - e
B, Bm: Đánh cùng lúc 5 dây A - D - G - B - e

Chú ý: 
Ở những chỗ có cái cánh cung như F hay Cm thì phải chặn dây (dùn ngón trỏ để bấm toàn bộ ô 1)
Những kiểu đánh ở trên là kiểu đánh Gam chuẩn, còn những kiểu khác như bỏ 1, 2 nốt hay chỉ đánh 1 nốt nhưng vẫn bấm

No comments:

Post a Comment